Phòng KHÁM PHÁ HỆ MẶT TRỜI

Ở trung tâm của tòa nhà chính, căn phòng này định vị chúng ta trong Vũ trụ, về cả không gian và thời gian: chúng ta ở đâu trong Trái đất, Trái đất ở đâu trong Hệ Mặt trời và Hệ Mặt trời ở đâu trong Vũ trụ. Khoảng không nhỏ bé trong Vũ trụ này đã được con người ngước nhìn và nghiên cứu kể từ khi lịch sử bắt đầu, nhưng nơi đây vẫn dành cho chúng ta nhiều điều kỳ diệu và bất ngờ.

Hệ Mặt Trời là vùng không gian chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Mặt Trời, một ngôi sao đã tỏa sáng liên tục gần 5 tỷ năm nay. Ngoài bản thân Mặt Trời, trong Hệ Mặt Trời còn có những vật thể đáng chú ý khác là các hành tinh – đó là các thế giới trộn lẫn đủ loại đá, khí, băng, quay quanh Mặt Trời trên những quỹ đạo độc lập và gần tròn. Một số lượng lớn các khối đá và băng nhỏ hơn cũng đi quanh Mặt Trời nhưng chịu ảnh hưởng lẫn nhau và từ các vật thể lớn hơn.

Điểm thu hút chính của căn phòng là Quả cầu mô phỏng hành tinh (OmniGlobe) với các chủ đề về Trái đất và các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Thông qua quả cầu này, các chủ đề về biến đổi khí hậu: Nồng độ khí CO2 trong không khí, mực nước biến dâng.. , đặc điểm bề mặt của các thiên thể trong Hệ Mặt trời sẽ được thể hiện 1 cách vô cùng trực quan và ấn tượng.

Dọc theo các mảng tường cong là bức tranh tái hiện các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử Vũ trụ, bắt đầu từ vụ nổ Bigbang cho đến khi hình thành Hệ Mặt Trời. Khách tham quan cũng có thể tìm hiểu về lịch sử của Vũ trụ khi nhìn vào một chiếc “giếng” ký ức – Giếng Bigbang.

Các hành tinh lớn bé đang treo ngay trên đầu chúng ta nhé

 

Hệ Mặt trời hoạt động như thế nào

Quả cầu mô phỏng hành tinh (OmniGlobe)

Câu chuyện tại giếng Bigbang

Scroll to Top